Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Hoành Phi 

hoành-phi-tiến-hiền, hoành phi cổ
Hoành Phi


 

Đôi Nét Về Hoành Phi!!

Chúng ta thường thấy hoành phi được treo ở những nơi thờ cúng như đền, đình, chùa, nhà thờ họ, phía trên ban thờ gia tiên, nơi lăng mộ....

Hoành phi thường được treo ngay ngắn ở chính giữa hoặc ở những nơi trang trọng khác của ngôi nhà, đền, đình... và hướng ra phía ngoài. Chúng thường được treo cố định tạo một sự bền vững, lâu dài. 
Hoành Phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức hoành phi sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức hoành phi được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt. 

Đặc sắc và độc đáo nhất phải kể đến những hức hoành phi được làm bằng kỹ thuật "chạm đắp", với việc chạm riêng một vài chi tiết như đầu rồng, đầu chim, các loại hoa văn...sau đó đắp vào bức chính. Hoành phi được làm bằng gỗ không mọt (như gỗ mít), được chạm lộng, chạm đắp, gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. 

Hoành-phi-nền-gấm, hoành phi đẹp
Hoành Phi Nền Gấm


Hoành phi cổ thường được cấu tạo theo hai dạng chính là dạng hình chữ nhật và hình cuốn thư, ngoài ra còn có bức dạng chiếc khánh, hình ô van.

Trên bức hoành phi thường được viết bằng chữ Hán với nội dung bày tỏ lòng tôn kính của con cháu với tổ tiên, dòng họ. Thông thường chỉ có từ ba đến bốn chữ.
 Ngày nay, những bức hoành phi cổ, lưu giữ truyền thống văn hóa tự lâu đời không còn nhiều, chúng được thay thế bằng những bức hoành phi mới.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tìm hiểu Hoành Phi, Câu Đối

 

Hoành phi câu đối, Câu Đối, Câu đối cổ, câu đối đẹp
Câu Đối Tại chùa Vĩnh Lộc-Thường Tín-HN

 

Nguồn gốc Câu Đối

Câu đối bắt nguồn từ Trung Quốc, người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên ( 對聯 ). Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán. Người TQ quan niệm rằng " nếu thơ là tinh hoa của văn hóa chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa" .
Câu Đối ra đời cách đây khoảng 3000 năm.

 Nguyên tắc của Câu Đối.

1. Đối ý và đối chữ

Đối ý: Hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Đối chữ: Phải xét hai phương diện thanh và loại
+ Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc ( và ngược lại)
+ Về loại: Thực tự (hay chữ nặng có thực như: Trời, đất, cây cỏ..) phải đối với thực tự; Hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru..) phải đối với hư tự; Danh từ phải đối với Danh từ; Động Từ phải đối với Động Từ; Nếu vế đối này đặt bằng chữ nho thì vế kia cũng phải đặt bằng chữ nho.

2. Vế câu đối

Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế đối, nếu câu đối đo do một người sáng tác thì hai vế được gọi là vế trên và vế dưới. Nếu người đó nghĩ ra một vế để cho người khác nghĩ và làm ra vế kia và đối lại thì gọi là vế ra và vế đối.
Vế trên - câu bên phải (khi treo) còn vế dưới - câu bên trái (khi treo). Khi một câu đối do môt người làm ra cả hai vế thì chữ cuối của vế trên là thanh trắc còn chữ cuối của vế dưới là thanh bằng

4.  Số chữ trên câu đối và các thể câu đối

Một câu đối được làm ra có số chữ trong câu không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
+ Câu tiêu đối: là các câu đối có 4 chữ trở xuống VD: phúc như đông hải - thọ tỷ nam sơn
+ Câu đối thơ: Là những câu đối làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn VD: Phúc sinh phú quý gia đường thịnh - Lộc tiến vinh hoa tử tôn vinh
+ Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có: Lối câu song quan- là những câu có 6-9 chữ đặt thành một đoạn liền ; Lối câu cách cú - là những câu mà mỗi vế đối chia làm hai đoạn  một ngắn , một dài và Lối câu gối hạc hay hạc tất - Là những câu mà mối vế đối có 3 đoạn trở lên

5.  Luật bằng - trắc

Luật thanh trong câu tiểu đối
+Vế phải: trắc - trắc -trắc
+Vế trái: bằng - bằng - bằng
Luật trong câu đối thơ: tuân theo luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn
Luật trong câu đối phú: Chữ cuối của mỗi vế và chữ cuối của mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì: nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải bằng và ngược lại nếu chữ cuối vế là bằng thì các chữ cuối các đoạn trên phải là trắc. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn cuối có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.

6. Một số hình ảnh Câu Đối


Câu đối, hoành phi câu đối, mẫu câu đối đẹp
Mẫu Câu đối lòng máng  
Câu đối đẹp, câu đối cổ, câu đối
Câu Đối